You are here

Vì sao công cụ ChatGPT lại phát triển nhanh nhất thế giới?

Theo nghiên cứu của UBS (là một ngân hàng đầu tư đa quốc gia và công ty dịch vụ tài chính của Thụy Sĩ), số người dùng công cụ chatbot phổ biến ChatGPT do OpenAI phát triển được cho là cán mốc 100 triệu người/tháng, chỉ 2 tháng sau khi phần mềm trí tuệ nhân tạo (AI) này được ra mắt, khiến đây trở thành ứng dụng cho người dùng phát triển nhanh nhất trong lịch sử. Hiện nay, ChatGPT đang là từ khóa công nghệ hot nhất trên công cụ tìm kiếm google và các diễn đàn.

Sam Altman và hành trình khởi nghiệp

Nghiên cứu của UBS dẫn số liệu của công ty phân tích Similar Web cho biết, khoảng 13 triệu người đã dùng ChatGPT/ngày trong tháng 1-2023, gấp đôi so với tháng 12-2022. Các nhà phân tích của UBS đánh giá trong suốt 20 năm qua, chưa từng có một ứng dụng Internet nào có lượng người dùng phát triển nhanh như vậy.

ChatGPT (tên đầy đủ Chat Generative Pre-training Transformer), là chatbot tích hợp trí tuệ nhân tạo (AI) do công ty khởi nghiệp OpenAI phát triển. Chatbot đình đám này là sản phẩm của OpenAI, startup thành lập vào năm 2015 bởi các doanh nhân và nhà đầu tư trong lĩnh vực công nghệ. Tổng giám đốc (CEO) của OpenAI là Sam Altman, từng giữ chức Chủ tịch Y Combinator (quỹ đầu tư đỡ đầu cho các startup như Airbnb và Dropbox). Đầu tư vào OpenAI còn có tỷ phú Elon Musk, nhà đồng sáng lập Likedln, Peter Thiel và hay tập đoàn công nghệ Microsoft.

Sam Altman sinh năm 1985, lớn lên ở St. Louis, Missouri, người gốc Do Thái. Năm 2015, Altman đồng sáng lập OpenAI với tỷ phú Elon Musk, với mục tiêu xây dựng công ty trí tuệ nhân tạo (AI) phi lợi nhuận, đảm bảo AI không chi phối toàn bộ đời sống con người.

Sau đó, Altman lãnh đạo OpenAI kể từ tháng 3-2017 và có tác động lớn đến sự phát triển và tăng trưởng của công ty, giúp OpenAI chuyển đổi từ một phòng nghiên cứu thành một công ty khởi nghiệp công nghệ.

Năm 2019, Altman gặp CEO Microsoft Satya Nadella. Sau cuộc gặp này, OpenAI được Microsoft đầu tư 1 tỷ USD và đây mới chỉ là khởi đầu.

Dự án đầu tiên của OpenAI là Dall-E-2 vào tháng 9-2022, cho phép người dùng tạo ra từ các chuỗi văn bản. Tháng 12-2022, OpenAI ra mắt ChatGPT, công cụ AI có thể đáp ứng nhiều nhu cầu khác nhau của người dùng với đặc điểm xử lý ngôn ngữ nhanh của mình. Đến tháng 1-2023, Microsoft thông báo đầu tư thêm cho OpenAI và lên kế hoạch tích hợp ChatGPT vào công cụ tìm kiếm Bing.

ChatGPT vận hành như thế nào?

Điểm đặc biệt của ChatGPT dựa trên kho kiến thức giúp ứng dụng có thể trả lời tương đối đầy đủ các câu hỏi mà người dùng đưa ra, bất kể về lĩnh vực gì, từ làm thơ, soạn nhạc, viết luận, tư vấn tình cảm cho đến lập trình…Không những vậy, việc trở nên phổ biến nhanh chóng càng tăng thêm sức mạnh cho chatbot này, khi chính những tương tác của người dùng sẽ được AI sử dụng tính máy học và trở nên thông minh hơn. Là một công cụ máy tính, ChatGPT sử dụng sức mạnh điện toán để phân tích kho dữ liệu văn bản khổng lồ sẵn có, từ đó chọn ra từ ngữ để ghép thành câu và đoạn văn phù hợp nhất đối với câu hỏi.

Mặc dù, câu trả lời của ChatGPT không phải luôn đúng và đây cũng không phải là chatbot tích hợp AI đầu tiên trên thế giới, nhưng sự tăng trưởng nhanh của ứng dụng này có thể tạo ra bước ngoặt cho cuộc đua AI vốn ngày càng nóng hiện nay. Các chuyên gia công nghệ tin rằng, sản phẩm của OpenAI sẽ là đối thủ đáng gờm trong tương lai với google.

OpenAI, công ty phát triển ChatGPT đã cảnh báo rằng, ứng dụng này “có thể tạo ra thông tin sai lệch” hoặc “đưa ra các hướng dẫn độc hại với nội dung sai trái”. Nguyên nhân là AI chỉ đơn giản đưa ra phản hồi dựa trên thuật toán xác suất chứ không thực sự hiểu nội dung mà nó đang được hỏi.

“Mặc dù ChatGPT không thông minh thực sự, nó không hiểu ý nghĩa đằng sau các từ, nhưng ứng dụng này biết cách sắp xếp và sử dụng những từ đó dựa trên các văn bản đã có”, Josh Bersin, nhà sáng lập công ty tư vấn nhân lực Bersin & Associates cho hay. 

Cảnh báo rủi ro từ ChatGPT

Ủy viên phụ trách lĩnh vực công nghiệp của Liên minh châu Âu (EU), ông Thierry Breton cho biết, EU sẽ áp đặt các quy định mới liên quan đến trí tuệ nhân tạo nhằm giải quyết những lo ngại về rủi ro của công cụ chatbot nổi tiếng ChatGPT và đảm bảo người dùng ở châu Âu có thể tin tưởng công nghệ AI. Đây là bình luận đầu tiên của một quan chức cấp cao EU đưa ra trong bối cảnh lo ngại về công cụ chatbot ChatGPT do OpenAI phát triển.

GPT (Generative Pre-training Transformer) là một mạng lưới thần kinh AI (ANNs) được đào tạo trên khối lượng lớn văn bản trực tuyến để tạo ra các phản hồi tự nhiên, giống con người. Do đó, nó có thể trả lời các câu hỏi phức tạp, viết truyện cười, viết mã máy tính, viết bài luận cấp đại học, giải thích các khái niệm khoa học ở nhiều cấp độ. ChatGPT hiện được phát hành miễn phí.

Ủy viên châu Âu Breton cho rằng những rủi ro do ChatGPT gây ra và nhấn mạnh sự cần thiết phải áp đặt các quy định về công nghệ AI mà ông đã đề xuất vào năm ngoái để thiết lập một tiêu chuẩn toàn cầu. Ông nhấn mạnh các giải pháp công nghệ AI có thể mang lại lợi ích cho các doanh nghiệp và người tiêu dùng, nhưng cũng có thể tiềm ẩn nhiều rủi ro. Do đó, quan chức này lêu gọi đưa ra một khung pháp lý vững chắc để đảm bảo ChatGPT đáng tin cậy.

Tại Việt Nam, một số chuyên gia công cho rằng, việc sử dụng ChatGPT sẽ dẫn đến một số công việc bị ảnh hưởng như: Viết quảng cáo, nhân viên chăm sóc khách hàng, tra cứu thông tin, nghiên cứu sinh... Sử dụng ChatGPT có thể làm giảm sự sáng tạo và khả năng tư duy của con người, ảnh hưởng tiêu cực đến quá trình học tập. ChatGPT có thể tạo ra câu trả lời nhanh nhưng không giúp ích cho xây dựng các kỹ năng giải quyết vấn đề và tư duy phản biện. Việc thiếu chính xác trong thông tin của ứng dụng này cung cấp có thể gây ra hệ quả nghiêm trọng trong việc học hỏi và tiếp cận nguồn tri thức thông tin mới.

Theo nghiên cứu của UBS, số người dùng công cụ chatbot phổ biến ChatGPT do OpenAI phát triển được cho là cán mốc 100 triệu người/tháng, chỉ 2 tháng sau khi phần mềm trí tuệ nhân tạo này được ra mắt, khiến đây trở thành ứng dụng cho người dùng phát triển nhanh nhất trong lịch sử. ChatGPT hiện được phát hành miễn phí. Ngày 2-2, OpenAI tung ra gói đăng ký 20 USD/tháng cho phiên bản ChatGPT Plus, cung cấp cho người dùng dịch vụ ổn định hơn, nhanh hơn cùng các tính năng tiên tiến so với bản miễn phí.

 

Cách tạo tài khoản ChatGPT

Các bước chuẩn bị để tạo tài khoản ChatGPT:

- Một địa chỉ email (nên sử dụng Gmail vì mức độ phổ biến cũng như dễ tạo mới, thao tác).

- Chương trình mở rộng trên trình duyệt web để đổi VPN (mạng riêng ảo), ví dụ TunnelBear trên Google Chrome.

- Số điện thoại tại nước ngoài để nhận tin nhắn chứa mã kích hoạt

Nếu tạo tài khoản Chat GPT ở Việt Nam sẽ gặp nhiều khó khăn vì bắt buộc phải có số điện thoại tại nước ngoài để nhận tin nhắn chứa mã kích hoạt.

VĂN PHONG (tổng hợp)



Ý KIẾN BẠN ĐỌC

Thời tiết

LIÊN KẾT WEBSITE