You are here

Một năm thực thi CPTPP: Xuất khẩu tăng chưa đúng kỳ vọng

Trong năm đầu tiên Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) có hiệu lực, doanh nghiệp đã tận dụng cơ hội để thâm nhập những thị trường mới, song tăng trưởng xuất khẩu chưa đạt như kỳ vọng. 

Có tăng trưởng, nhưng không lớn

Kết quả xuất khẩu trên 260 tỷ USD, xuất siêu gần 10 tỷ USD trong năm 2019 có dấu ấn từ các thị trường mà Việt Nam đã ký kết hiệp định thương mại tự do (FTA), điển hình là CPTPP, Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - Hàn Quốc (KVFTA)... Trong đó, CPTPP đã ít nhiều tạo ra những thay đổi trong thương mại, xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang khu vực này.

Đánh giá kết quả sau 1 năm CPTPP có hiệu lực, ông Vũ Tiến Lộc, Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) cho rằng, tác động trước hết của CPTPP là về mặt thể chế, giúp thúc đẩy cải cách thể chế của Việt Nam cho phù hợp với yêu cầu của kinh tế, thương mại toàn cầu và đảm bảo định hướng phát triển bền vững.

Cơ bản, trong năm qua, các doanh nghiệp đã tận dụng cơ hội từ CPTPP để thâm nhập những thị trường mới mà trước khi có CPTPP, chúng ta chưa tiếp cận được. Tuy nhiên, tăng trưởng xuất khẩu chưa toàn diện, mới tập trung ở một số thị trường.

Theo thống kê của Bộ Công thương, xuất khẩu sang một số thị trường CPTPP đạt mức tăng trưởng tốt, cho thấy bước đầu tận dụng hiệu quả các cam kết từ hiệp định này để thúc đẩy xuất khẩu, đa dạng hóa thị trường. Cụ thể, xuất sang Canada đạt 3,86 tỷ USD, tăng 28,2%; sang Mexico đạt 2,84 tỷ USD, tăng 26,8%; xuất sang Chi Lê tăng 20,5%, đạt gần 1 tỷ USD; sang Peru tăng tới 40%, đạt 350 triệu USD.

Tuy nhiên, có thị trường tăng rất không đáng kể, như Singapore (chỉ tăng 1,1%, đạt 3,231 tỷ USD). Thậm chí, xuất khẩu sang một số thị trường còn giảm, như Australia (giảm 12% so với năm trước, đạt 3,523 tỷ USD), Malaysia (giảm 3%, đạt 3,376 tỷ USD).

Dệt may tăng trưởng chưa như kỳ vọng

Dệt may, giày dép, thủy sản, đồ gỗ… là những ngành hàng luôn được đánh giá có khả năng tận dụng cơ hội đẩy mạnh xuất khẩu, nhờ hưởng ưu đãi thuế quan khi CPTPP đi vào thực thi, nhưng trên thực tế lại không hẳn như vậy. Trong đó, kim ngạch xuất khẩu 39 tỷ USD năm 2019 của ngành dệt may được xem là chưa đạt kỳ vọng.

id="_x0000_t75" coordsize="21600,21600" o:spt="75" o:preferrelative="t"
path="m@4@5l@4@11@9@11@9@5xe" filled="f" stroked="f">


















o:href="https://baodautu.vn/templates/themes/images/quote_open.gif"/>
Thách thức lớn nhất của ngành dệt may nằm ở câu chuyện về nguyên liệu đầu vào, bởi đến nay, chúng ta vẫn phải nhập khẩu trên 50% nguyên phụ liệu. Trong khi đó, quy hoạch phát triển ngành, vùng nguyên liệu vẫn đang bỏ ngỏ. Để giải quyết được bài toán khó này, cần có ‘bàn tay’ của Chính phủ và sự nỗ lực, quyết tâm của toàn ngành id="_x0000_i1026" type="#_x0000_t75" style='width:33.75pt;height:33.75pt'>
o:href="https://baodautu.vn/templates/themes/images/quote_close.gif"/>
.

Ông Vũ Đức Giang, Chủ tịch Hiệp hội Dệt may Việt Nam

Ông Lê Tiến Trường, Tổng giám đốc Tập đoàn Dệt may Việt Nam (Vinatex) thừa nhận, xuất khẩu dệt may vẫn chưa tận dụng được các cơ hội của CPTPP nếu so sánh với các mặt hàng như nông sản, bởi lẽ, các mặt hàng có những quy tắc xuất xứ khác nhau.

Với mặt hàng nông sản, quy tắc xuất xứ có vẻ “dễ thở” so với mặt hàng dệt may, nhờ dễ dàng chứng minh quy tắc xuất xứ hơn, trong khi với mặt hàng dệt may lại yêu cầu “từ sợi trở đi”. Điều đáng nói là, quy định xuất xứ từ sợi trở đi trong CPTPP đã đánh đúng vào “điểm nghẽn” của ngành dệt may, khi ngành này hàng năm phải nhập gần 99% bông, 80% vải...

Theo số liệu của Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công thương), năm 2019, ngành dệt may chi 13,3 tỷ USD nhập khẩu vải, tăng 4%; xơ sợi dệt các loại 2,4 tỷ USD, tương đương năm 2018; nhập khẩu bông 2,567 tỷ USD, bằng 85% so với 2018…

Có mặt tại Hội nghị Tổng kết ngành Công thương 2019 mới đây, ông Vũ Đức Giang, Chủ tịch Hiệp hội Dệt may Việt Nam (Vitas) thừa nhận, việc không tự chủ được nguyên phụ liệu đang làm khó ngành dệt may trong việc tận dụng ưu đãi từ các FTA lớn, như CPTPP và EVFTA.

Khó khăn nữa khiến ngành dệt may khó tận dụng được cơ hội từ CPTPP là khâu nhuộm còn yếu, dẫn đến Việt Nam khó đáp ứng được quy tắc xuất xứ “từ sợi trở đi”.

VCCI đã thực hiện khảo sát đối với 8.600 doanh nghiệp về sự quan tâm đến với CPTPP. Kết quả cho thấy, có 26% số doanh nghiệp có tìm hiểu về CPTPP, nhưng vẫn còn tới 70% doanh nghiệp chưa rõ về CPTPP. Khảo sát này cũng chỉ ra khó khăn, cản trở lớn nhất để tận dụng CPTPP, như 84% doanh nghiệp thiếu thông tin về cam kết và cách thực hiện; 81,48% doanh nghiệp thấy bất cập trong tổ chức thực thi của cơ quan nhà nước...

Theo Báo Đầu tư



Ý KIẾN BẠN ĐỌC

Thời tiết

LIÊN KẾT WEBSITE