You are here

Không quân Mỹ hiện đại nhất thế giới

Cuộc chiến tranh điện tử mạnh mẽ và dữ đội nhất trong lịch sử tác chiến đã xảy ra trên bầu trời miền Bắc Việt Nam, là cuộc đối đầu giữa một thế trận phòng không nhân dân nhiều tầng nhiều lớp, với một lực lượng không quân cường kích mạnh nhất thế giới.

Cách đây 45 năm, những trận không chiến khốc liệt giữa không lực Hoa Kỳ và Không quân Nhân dân Việt Nam đã diễn ra trên bầu trời Hà Nội. Trong khi người Mỹ hy vọng với việc dùng B-52 rải thảm bom các thành phố miền Bắc sẽ khiến Việt Nam Dân chủ Cộng hòa phải ngồi vào bàn đàm phán với tư cách là bên yếu thế, thì những người con đất Việt lại chứng minh một điều: Không kẻ thù nào có thể khuất phục được dân tộc Việt Nam. Trận Điện Biên Phủ trên không năm 1972 đã đi vào biên niên sử những chiến thắng vẻ vang của dân tộc ta, quân đội ta và được bạn bè quốc tế vô cùng ngưỡng mộ. Nhân dịp này, Tạp chí Khám phá xin giới thiệu loạt bài của các nhà nghiên cứu lịch sử quân đội Liên Xô trước đây, với tựa đề: “Tổng kết các hoạt động tác chiến Lực lượng Phòng Không - Không quân Việt Nam năm 1972", Nhà xuất bản Quân đội Xô Viết, Tác giả: Thiếu tướng pháo binh Hyupenena A.I.  

Sự phát triển mạnh mẽ tác chiến điện tử Không quân Mỹ tại Việt Nam

Trong những năm đầu của cuộc chiến tranh đường không lớn nhất trong lịch sử thế giới từ sau đại chiến thế giới lần thứ II, lực lượng không quân Mỹ chỉ phải đối phó với lực lượng súng pháo phòng không các cỡ nòng, từ súng trường đến pháo phòng không 100 mm.

 

Chỉ có hệ thống pháo phòng không 57 mm được kết nối với radar điều khiển bắn. Do đó, tác chiến điện tử (TCĐT) chỉ nằm trong lĩnh vực sử dụng máy bay trinh sát các độ cao, từ máy bay U-2, SR - 71 đến máy bay trinh sát không người lái.

Sự xuất hiện của hệ thống tên lửa phòng không S-75 Dvina đã làm thay đổi tất cả. Chưa bao giờ các phi công Mỹ cảm thấy khủng khiếp khi bay vào bầu trời Hà Nội, số lượng máy bay bị bắn hạ tăng lên đến chóng mặt và buộc Bộ Tổng tham mưu Không quân và Không quân Hải quân Mỹ phải khẩn cấp đối phó.

Những phương tiện chế áp điện tử được nhanh chóng nghiên cứu và chế tạo dựa trên các thông số kỹ chiến thuật của những tổ hợp tên lửa S-75 Dvina do Israel thu được từ liên quân các nước Ả rập.

Đỉnh cao của các hoạt động tác chiến điện tử trong cuộc không chiến trên bầu trời miền Bắc là các chiến dịch Linebacker I và Linebacker II vào năm 1972, có sự tham gia với quy mô lớn của máy bay ném bom chiến lược B-52

Chiến dịch Linebacker II là chiến dịch mà các hoạt động tác chiến điện tử của Không quân Mỹ được triển khai với quy mô lớn nhất, áp dụng những công nghệ hiện đại nhất.

Chiến dịch Linebacker II là chiến dịch mà các hoạt động tác chiến điện tử của Không quân Mỹ được triển khai với quy mô lớn nhất, áp dụng những công nghệ hiện đại nhất và thực hiện có hiệu quả cao nhất, tính từ thời điểm Mỹ áp dụng các phương tiện chế áp điện tử chống hệ thống phòng không miền Bắc Việt Nam.

Cơ cấu tổ chức của hệ thống tác chiến điện tử quân đội Mỹ trong chiến dịch Linebacker II

Chiến dịch không kích đường không mang tính chất quyết định cho cuộc chiến tranh Việt Nam trên cả lĩnh vực chính trị và quân sự. Trong quá trình tiến hành chiến dịch, Bộ Tổng tham mưu liên quân quân đội Mỹ đã triển khai trên quy mô rộng lớn các hoạt động tác chiến điện tử. Đồng thời, xác định hệ thống đồng bộ các hoạt động tác chiến điện tử là yếu tố quyết định quan trọng đảm bảo các hoạt động tác chiến của lực lượng không kích đường không. Các hoạt động tác chiến điện tử bao gồm:

- Tìm kiếm và phát hiện tất cả các khí tài radar điện tử của hệ thống phòng không

- Chế áp điện tử tất cả các đài radar của các phượng tiện, vũ khí phòng không của Việt Nam

- Sử dụng các đầu đạn (bom, tên lửa tự dẫn chống radar) tiệu diệt và phá hủy các phương tiện phát sóng radar của hệ thống phòng không.

 

Các hoạt động tác chiến điện tử được triển khai trên tất cả các mục tiêu và mục đích tác chiến ở tầm chiến lược cũng như tầm chiến thuật. Các nhiệm vụ trinh sát chiến lược được thực hiện bởi các máy bay như SR-71, U-2 và RC-135, các nhiệm vụ trinh sát chiến thuật được thực hiện bởi các đài trinh sát điện tử - radar chế độ thụ động, lắp đặt trên tất cả các máy bay chiến lược, chiến thuật và máy bay thuộc không quân hải quân.

Các bộ khí tài trinh sát radar như sau:

Các đài trinh sát điện tử APR-25 (26), APR-36 (37) và APS-109 cho phép các phi công Mỹ trong quá trình thực hiện nhiệm vụ không những phát hiện được bị chiếu xạ bằng radar của vũ khí phòng không, mà còn theo các thông số nhận được xác định được loại radar, hướng chiếu xạ radar và khoảng cách từ đài radar đến các máy bay.

Thông tin về radar được truyền đến phi công và cơ trưởng bằng tín hiệu âm thanh và được hiển thị trên màn hình bảng đặc biệt cùng với các đèn tín hiệu. Hướng chiếu tia quét radar và nguồn phát đài radar cũng như khoảng cách đến đài radar được xác định bằng các thông số tín hiệu trên màn hình đặc biệt hiển thị bằng các chỉ số điện từ. Ví dụ như trên đài trinh sát ARR-25 (26) có 4 giải pháp indicator hiển thị tín hiệu:

- Màn hình hiển thị indicator “góc phương vị - tầm xa”

- Bảng báo hiệu chiếu sáng và tín hiệu đèn nhấp nháy

- Tín hiệu âm thanh trong tai nghe mũ lái

- Đồng hồ và kim chỉ mức độ nguy hiểm.

 

 

Theo Khampha.vn



Ý KIẾN BẠN ĐỌC

Thời tiết

LIÊN KẾT WEBSITE