You are here

Tình trạng xâm nhập mặn ở địa bàn tỉnh ngày càng phức tạp hơn

Theo số liệu của Trung tâm Truyền thông Tài nguyên và Môi trường - Bộ TN và MT, Nam Định là một trong những tỉnh thuộc lưu vực sông Hồng - sông Thái Bình chịu ảnh hưởng khá nhiều của quá trình xâm nhập mặn nước dưới đất. Qua các kết quả quan trắc trong những năm gần đây cho thấy, hàm lượng TDS (chất rắn hoà tan được trong nước) tại vùng nước mặn ở huyện Hải Hậu vẫn có xu hướng tăng theo thời gian, với tốc độ tăng 458,33mg/l/năm. Ngoài ra, mực nước sông và nước biển dâng cao kết hợp triều cường dẫn đến tình trạng xâm nhập mặn ở địa bàn tỉnh ngày càng phức tạp hơn. 

 

Toàn tỉnh có khoảng 111.194 ha đất nông nghiệp. Tình trạng hạn hán kéo dài do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, kết hợp với triều cường trong vụ đông xuân đã làm nhiều diện tích đất canh tác của các huyện ven biển bị nhiễm mặn với độ mặn mức trung bình là 0,7-30/00, đặc biệt có năm lên đến 80/00. Để thực hiện có hiệu quả các biện pháp phòng, chống, hạn chế tác động của xâm nhập mặn, nước biển dâng và phù hợp với thực tế, các đơn vị có liên quan và các địa phương, đặc biệt là các huyện ven biển xây dựng kế hoạch, chủ động phương án, điều kiện phòng tránh và giảm nhẹ ảnh hưởng của nước biển dâng, xâm nhập mặn đến sản xuất, đời sống của nhân dân và quốc phòng, an ninh; chủ động thực hiện phương châm “4 tại chỗ”, phương án di dân tại vùng có nguy cơ chịu ảnh hưởng lớn. Tỉnh cũng chỉ đạo các ngành, các địa phương tích cực quản lý, bảo vệ, phát triển rừng và trồng cây phân tán. Góp phần hạn chế tác động của BĐKH, nước biển dâng; chắn sóng, cát gây bồi lấn, bảo vệ bờ biển, đê biển, phòng chống thiên tai; tăng cường đảm bảo an toàn trong đời sống và sản xuất cho nhân dân ven biển./

Bích Thủy



Ý KIẾN BẠN ĐỌC

Thời tiết

LIÊN KẾT WEBSITE