You are here

Bầu cử Mỹ 2020: Thăm dò dư luận có phản ánh đúng sự thật

Tại sao thế dẫn trước trên toàn quốc của ứng cử viên Dân chủ Joe Biden trước Tổng thống đương nhiệm Donald Trump không nói lên điều gì về kết quả của cuộc bầu cử tổng thống Mỹ diễn ra tháng 11 tới? 

Ứng viên tranh cử Tổng thống Mỹ của đảng Dân chủ Joe Biden (ảnh, trái) và Tổng thống Donald Trump (ảnh, phải).

Ảnh: CNN

Theo các chuyên gia thăm dò dư luận và truyền thông thế giới, sự dẫn trước trên toàn quốc của ông Joe Biden trước ông Donald Trump dường như chỉ là mánh khóe, lý giải việc tại sao mọi người nên đọc và phân tích các kết quả thăm dò dư luận một cách cẩn thận, chứ không nên tin vào truyền thông đại chúng một cách mù quáng.

FiveThirtyEight, một trang web tổng hợp thăm dò, kết luận thế dẫn trước trong các cuộc thăm dò dư luận của ông Biden trước ông Trump "lớn và ổn định một cách khác thường" suốt nhiều tháng qua. Theo “kết quả thăm dò bầu cử bình quân toàn quốc” của trang mạng này, khoảng cách giữa ứng cử viên của Đảng Dân chủ và Tổng thống đương nhiệm Trump dao động trong khoảng 8,9 - 9,6 điểm phần trăm từ giữa tháng 6.

“Sự dẫn trước này đủ lớn khiến cho cơ hội tái cử của ông Trump bị lung lay”, trang tổng hợp thăm dò suy đoán thêm rằng các cuộc thăm dò cấp bang cũng không mang lại cho ông Trump "nhiều tia sáng cuối đường hầm”.

Liệu các nhà thăm dò có đang thao túng kết quả

Bất chấp các kết quả thăm dò bất lợi, Tổng thống Trump và những người ủng hộ liên tục bác bỏ thế dẫn trước rõ ràng của ứng cử viên Biden, cho rằng kết quả thăm dò rất thiếu chính xác và cáo buộc truyền thông đại chúng thiên vị Đảng Dân chủ.

“Các cuộc thăm dò của CNN cũng giả như cách thông tin của họ”, Tổng thống Trump đăng trên trang Twitter cá nhân vào ngày 8/6 sau khi báo chí đăng tải một kết quả khảo sát cho thấy cách biệt 14 điểm giữa hai ứng cử viên trong cuộc đua tới Nhà Trắng.

Song vào ngày 17/6, Reuters và Ipsos đăng kết quả thăm dò của họ cũng cho thấy lợi thế 13 điểm phần trăm của ông Biden trước ông Trump. Vào ngày 24/6, một nghiên cứu của New York Times và Đại học Sienna chỉ ra rằng cựu Phó Tổng thống Mỹ hơn Trump 14 điểm.

Tuy vậy, biên tập viên của tờ Thời báo Washington, Cheryl K. Chumley tỏ ý hoài nghi kết quả cuộc thăm dò ý kiến của Reuters / Ipsos. Chuyên gia này lưu ý rằng: Thứ nhất, số người trả lời thiên về phe Dân chủ lớn hơn 7% so với những người thiên về phe Cộng hòa; Thứ hai, cuộc thăm dò được thực hiện hoàn toàn trực tuyến; Thứ ba, người tiến hành thăm dò đã sử dụng "khoảng tin cậy", một phương pháp mà độ chính xác của nó bị Hiệp hội Nghiên cứu Dư luận Mỹ (AAPOR) nghi ngờ.

Trong khi đó, phát biểu trên chương trình “Crowdsource the Truth” ngày 24/6, Kelly Sadler, cựu Trợ lý đặc biệt của Tổng thống Trump, đã chỉ ra rằng cuộc thăm dò ngày 24/6 của New York Times đã "lấy quá nhiều mẫu ở hai bang Florida và New York; quá nhiều ý kiến của cử tri Dân chủ so với Cộng hòa" và phần lớn dựa trên ý kiến của "cử tri chưa đăng ký”.

Mọi người không còn bị ảnh hưởng bởi các kết quả thăm dò nữa

Người ta có thể đặt câu hỏi rằng liệu những người tiến hành thăm dò ý kiến có cố ý công bố kết quả thăm dò bởi thiên vị chính trị hay không và liệu họ có đang làm điều này nhằm tác động đến quyết định của cử tri hay không.

Giải thích sự băn khoăn này - Antonio Noto, Giám đốc của Noto Sondaggi, một Viện nghiên cứu về ý kiến bầu cử và nghiên cứu bầu cử của Italy - nhận xét rằng mặc dù phương pháp được sử dụng bởi Reuters / Ipsos có thể không chính xác 100%, song "rất khó để đánh giá rằng số 13% dẫn trước đó có thể giảm thiểu với một phương pháp khác nào đó". Tuy nhiên, các cuộc thăm dò trực tuyến "không phải là một ý tưởng tốt bởi chúng loại trừ một phần lớn dân số”.

Về khảo sát của New York Times / Siena College, sẽ rất khó để sử dụng một mẫu tỷ lệ trong hệ thống bầu cử Mỹ, ông Noto cho rằng: "Năm 2016, bà Clinton nhận được nhiều phiếu hơn Trump, nhưng cuối cùng, bà Clinton thất bại”.    

Về tác động của các cuộc thăm dò đối với mọi người, Noto tiết lộ, ông và các đồng nghiệp kết luận rằng trong 15 năm qua, kết quả thăm dò ý kiến không ảnh hưởng đến dư luận. "Cử tri không bị ảnh hưởng bởi kết quả thăm dò ý kiến nữa", ông nhấn mạnh.

Kết quả thăm dò là công cụ để truyền thông tấn công Tổng thống Trump?

“Có một khuynh hướng chống Tổng thống Trump khá mạnh trên các phương tiện truyền thông chủ lưu của Mỹ, nhưng liệu điều này có ảnh hưởng đến các cuộc thăm dò hay không thì tôi không thể nói", George S. Kazolias, một nhà báo kỳ cựu, một chuyên gia đào tạo truyền thông và nhà tư vấn của Mỹ, cho biết.

Thừa nhận ông ủng hộ các cuộc thăm dò nếu được thực hiện một cách trung thực, chuyên gia truyền thông này cho rằng: "Mọi người chưa được hướng đạo đủ về cách thẩm định hoặc những gì cần đọc trong một cuộc thăm dò và những người thăm dò ý kiến cũng thiếu minh bạch trong phương pháp của họ”.

Ông nhận xét truyền thông đại chúng thường ‘biến hóa’ và diễn giải kết quả thăm dò để nhất quán với chính sách của họ. "Câu hỏi có thể được đặt để có kết quả không thực sự phản ánh cuộc thăm dò ý kiến đó là về vấn đề gì. Các cuộc thăm dò ý kiến có thể được tiến hành với một sai số lớn đến mức nó khiến chúng trở nên vô nghĩa. Và tất nhiên, những người thăm dò ý kiến và những người trả tiền có thể ‘thông đồng’ để tạo ra kết quả khiến phe đối lập trông yếu thế”.

Theo ông, các cuộc thăm dò ý kiến ảnh hưởng đến mọi người theo nhiều cách khác nhau: "Nó có thể tạo ấn tượng về tình trạng chênh lệch lớn nếu họ hỏi những người không bao giờ bỏ phiếu cho những người họ không ủng hộ hoặc họ có thể tác động tới một số người không quan tâm bỏ phiếu vì họ cảm thấy kết quả đã rõ ràng”.

Trích dẫn dữ liệu được tổng hợp bởi trang tổng hợp bỏ phiếu FiveThentyEight, nhà báo này lưu ý: "Điều làm tôi ngạc nhiên là 40% vẫn nghĩ rằng Trump đang làm tốt công việc, cao hơn nhiều so với hầu hết các nhà lãnh đạo ở các quốc gia công nghiệp phương Tây khác", ông nhận xét.    

Sự chi phối của thăm dò ngày càng lớn

“Cá nhân tôi không tin vào bất kì một cuộc thăm dò nào”, nhà báo điều tra và người dẫn chương trình Crowdsource the Truth Jason Goodman cho biết.

"Họ đang nói dối chúng ta về mọi thứ vậy tại sao lại tin tưởng những kết quả này?" ông nói khi đề cập đến tình trạng thiên tả của truyền thông Mỹ. "Tôi tin rằng mục đích chỉ là để tác động đến sự lựa chọn của cử tri. Mọi người muốn bỏ phiếu cho một người chiến thắng vì vậy nếu họ mô tả Hillary Clinton hoặc Joe Biden có cơ hội chiến thắng tới 93%, những người dễ bị tác động sẽ đi theo đám đông hơn là tự họ cân nhắc".

Bên cạnh đó, nên nhớ rằng chỉ có khoảng 40-45% người Mỹ thực sự bỏ phiếu, điều này khiến hơn một nửa ý kiến trong các cuộc thăm dò là không liên quan, ông nói thêm. Tức là, tỷ lệ những người tham gia các cuộc thăm dò thường rất thấp.

Theo Goodman, các cáo buộc thao túng thăm dò dư luận ngày càng phổ biến trên truyền thông chính thống, cùng với đó là các cuộc tấn công của những gã khổng lồ ở Thung lũng Silicon chống lại Trump - như việc đưa ra những tin đồn vô căn cứ về "sự thông đồng" của Trump với Nga và Ukraine bởi CNN, việc sử dụng các thuật toán tìm kiếm cụ thể để ngăn chặn các nguồn bảo thủ của Google, Twitter và "kiểm duyệt" các tài khoản cánh hữu của Facebook.

Nhà báo điều tra này than vãn về thực trạng nói trên của truyền thông Mỹ hiện nay. "Thật là thiếu chính xác, chúng ta chưa bao giờ thấy bất cứ điều gì giống như vậy trong xã hội hiện đại". "Mỗi tổ chức lớn đều thuộc sở hữu của các tỷ phú, những người kiểm soát và tung tin nhằm phục vụ các "mục đích chính trị và tài chính của riêng họ", ông nói.

Đáng chú ý, CNN, một trong những hãng truyền thông lớn thường xuyên bị ông Trump tấn công, cũng cảnh báo không nên tin vào các nhà điều tra bầu cử của phe Dân chủ một cách mù quáng. Arick Wierson, một nhà sản xuất truyền hình và nhà điều hành truyền thông từng sáu lần đoạt Giải Emmy, đã lưu ý trong bài xã luận mới đây nhất rằng: "Thông tin về sự sụp đổ chính trị của ông Trump có thể đã được phóng đại quá mức".    

Theo Wierson, nếu đọc kỹ các cuộc thăm dò ý kiến, người ta sẽ thấy rằng màn trình diễn của ông Biden đã không cải thiện nhiều trong những tháng qua, trong khi ông Trump tiếp tục nhận được tỷ lệ hài lòng về kinh tế tới 56% ở các bang chiến địa, bất chấp tỷ lệ thất nghiệp gia tăng, đại dịch COVID và các cuộc biểu tình phản đối phân biệt chủng tộc.    

"Điều rút ra là gì? Các cuộc thăm dò không có gì khác hơn là bức ảnh chụp nhanh ở một thời điểm nhất định. Đó là một lát cắt, chúng không phải là một dự báo, và càng không phải là một chỉ dấu”, Giám đốc truyền thông này kết luận.

Danh Chân  (Sputnik, Bloomberg



Ý KIẾN BẠN ĐỌC

Thời tiết

LIÊN KẾT WEBSITE